Mang dáng dấp cổ kính và nét thơ mộng đặc trưng của một thị trấn vùng Giang Nam, Ô Trấn là một điểm đến hấp dẫn giữa vô vàn các danh lam thắng cảnh tại Trung Quốc. Vẻ đẹp thơ mộng, yên bình và giàu giá trị lịch sử của Ô Trấn đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm và thường được ví như “Venice của phương Đông”. Blog sau đây Chibikiu sẽ chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Ô Trấn Trung Quốc.

Table of Contents
1. Giới thiệu về Ô Trấn
Trước khi chia sẻ kinh nghiệm du lịch Ô Trấn, mình sẽ giới thiệu một chút về địa điểm này.
“Ô Trấn” (乌镇, Wuzhen) là danh lam thắng cảnh lịch sử nổi tiếng thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Nằm bên bờ sông Bắc, Ô Trấn là một trong sáu thị trấn cổ lớn của vùng sông nước Giang Nam. Được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ thứ 7 thời nhà Đường, thị trấn nổi bật với kiến trúc cổ kính, những con kênh uốn lượn chảy qua các khu dân cư, cây cầu đá và nhà gỗ cổ.
Mang vẻ đẹp non nước hữu tình hệt như tranh thủy mặc, Ô Trấn được biết đến là một trong những cổ trấn đẹp nhất và thu hút khách du lịch nhất tại Trung Quốc. Và đặc biệt là điểm đến của du khách Việt Nam trong thời gian gần đây.
2. Kinh nghiệm di chuyển du lịch Ô Trấn tự túc
2.1. Ô Trấn ở đâu?
Về vị trí địa lý, Ô Trấn thuộc huyện Đồng Hương, nằm ở phía bắc của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thị trấn nằm trọn trong vùng tam giác kinh tế Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu. Cụ thể cách Thượng Hải 130km, Tô Châu 90km và Hàng Châu 80km. Điều biến Ô Trấn thành điểm du lịch trong ngày yêu thích từ Thượng Hải, Hàng Châu và Tô Châu.
Tuy nhiên vì chỉ là thị trấn cấp huyện cho nên chỉ có xe buýt chạy thẳng đến Ô Trấn. Ở Ô Trấn có 3 trạm xe buýt: Wuzhen (trạm xe buýt chính), Wuzhen Xizha, Wuzhen Dongzha. Các bạn lưu ý để đặt vé đến điểm mình cần đến.
Việc chọn lựa trạm cần đến sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như nơi bạn lưu trú. Phần tiếp theo đây sẽ là gợi ý của Chibikiu.
2.2. Kinh nghiệm di chuyển đến Ô Trấn
Từ Thượng Hải:
Từ Thượng Hải, thì chỉ có tuyến xe buýt xuất phát từ ga Shanghainan đến Wuzhen. Chuyến này đi mất 2 giờ và có giá 55¥.
Con trong trường hợp đi tàu, các bạn đi từ ga Hongqiao tới Tongxiang, từ đó đi taxi tới Ô Trấn hết tầm 65¥. Lựa chọn đi tàu mình thấy không hợp lý lắm vì giá cao hơn mà phải đổi phương tiện.
Từ Tô Châu:
Đi từ Tô Châu đến Ô Trấn mất tầm 1 tiếng rưỡi, có thể xuất phát từ 2 ga đó là Suzhou North Square (50¥) và Suzhou South (37¥). Nên xuất phát từ ga Suzhou North Square, vì trạm này gần các điểm du lịch chính của Tô Châu hơn.
Tuy nhiên xe buýt khởi hành từ Tô Châu chỉ chạy đến trạm Wuzhen (chứ không có tuyến chạy đến Wuzhen Xizha, Wuzhen Dozha như đi từ Hàng Châu hay Thượng Hải đâu).
Từ Hàng Châu:
Từ Hàng Châu có thể xuất phát từ nhiều ga trong đó có ga Hangzhou Airport (sân bay), Hangzhou Central, Hangzhoudong, Hangzhouxi, Hangzhou Wulimen Yizhan. Các bạn lựa chọn ga và chuyến phù hợp với lịch trình của mình.
Như mình, thì mình đi xe buýt từ trạm Hangzhoudong đến ga Wuzhen (nếu lưu trú bên trong Ô Trấn thì nên chọn Wuzhen Xizha). Vì từ chỗ mình đi ra ga Hangzhoudong tiện, và giờ khởi hành ở ga này hợp với lịch trình của mình.
LƯU Ý:
|
2.3. Kinh nghiệm di chuyển tại Ô Trấn
Khu vực bên trong trấn là danh lam thẳng cảnh lịch sử được bảo tồn. Cho nên bên trong trấn phương tiện chủ yếu là đi bộ. Tuy nhiên thì vẫn có xe điện và thuyền phục vụ khách du lịch có nhu cầu đi từ đầu trấn đến cuối trấn (thực sự là cũng không cần vì đi bộ cũng nhanh). Chi tiết 2 phương tiện như sau:
- Xe điện (Sightseeing Bus): Mất 10¥, trả tiền trên xe.
- Thuyền ngắm cảnh: Giá là 60¥ trong trường hợp đi ghép thuyền (sẽ phải chờ đủ người). Còn thuê thuyền riêng cho 8 người là 480¥ ở Tây Sách. Còn Đông Sách giá dễ thở hơn là 240¥ cả thuyền và 30¥ đi ghép.
Về 2 phương tiện này đi xe điện nhanh hơn, còn đi thuyền chậm hơn nhưng lại được ngắm cảnh.
Còn khu vực ngoài trấn các bạn có thể sử dụng các phương tiện giao thông. Trong đó sử dụng xe công nghệ là thoải mái nhất.
3. Kinh nghiệm đặt phòng du lịch Ô Trấn
Do vị trí gần Hàng Châu và Thượng Hải nên Ô Trấn thường được khách du lịch đi trong ngày. Tuy nhiên để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp trầm mặc và mang đậm màu thời gian của Ô Trấn các bạn nên ở lại qua đêm (Vì ban ngày ra đường toàn thấy khách du lịch, chỉ có một lúc sáng sớm là vắng người).
Nếu đã có kế hoạch ở qua đêm tại Ô Trấn, Thường mọi người sẽ khuyên là ở trong trấn. Bởi vì đặt phòng bên trong trấn các bạn sẽ không mất tiền vé vào bên trong trấn – 150¥ (vé thắng cảnh). Tuy nhiên giá phòng ở trong trấn không hề rẻ (tầm hơn 2 triệu/phòng/đêm) và không có nhiều sự lựa chọn. Và các bạn cũng sẽ xác định là việc vác hành lý trong khu phố cổ sẽ không thoải mái chút nào.
Có một lựa chọn khác là đặt phòng bên ngoài Trấn. Phòng ở bên ngoài trấn rẻ hơn rất nhiều so với phòng ở bên trong trấn. Nhưng đặt phòng bên ngoài trấn sẽ mất vé vào cửa khu thắng cảnh.
LƯU Ý:
|

4. Các điểm thăm quan ở Ô Trấn
Ô Trấn được chia thành hai khu chính là Đông Trấn và Tây Trấn, mỗi khu đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa và du lịch.
Cổ trấn mở cửa cho khách tham quan từ 8:00 – 21:00 hàng ngày. Vé tham quan Đông Sách là 110 tệ/người và Tây Sách đồng giá 150 tệ/ người (~ 500.000 VND), vé trọn gói 2 khu vực là 190 NDT/ người (~ 680.000 VND). Các bạn có thể mua vé tại quầy hoặc mua trước qua Klook. Tham khảo giá vé dưới đây:
Klook.com
Dưới đây mình sẽ giới thiệu một số điểm thăm quan tại Ô Trấn.
- Xưởng nhuộm vải (草木本色染坊): Nơi trưng bày vải nhuộm thủ công từ nguyên liệu tự nhiên với những giàn treo vải.
- Cầu Tongji (通济桥) và Renji (仁济桥): Hai cây cầu cổ vòm nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, là biểu tượng của Ô Trấn.
- Bailian Temple (白莲寺): Ngôi chùa 7 tầng nổi bật vì là kiến trúc cao nhất tại Ô Trấn
- Bảo tàng nghệ thuật Muxin: Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích nghệ thuật.
- Cầu Tongji và Renji: Hai cây cầu cổ vòm nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, là biểu tượng của Ô Trấn.
- Quán trà Kiều Lý Kiều: Một quán trà đậm chất cổ xưa, góc nào cũng có thể cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp. Từ khung cửa sổ tầng hai nhìn xuống hay những con hẻm nhỏ phía dưới, mọi góc đều thơ mộng đến lạ!

5. Kinh nghiệm thuê đồ chụp ảnh cổ trang
Hóa thân thành những nhân vật cổ trang với những bộ hán phục là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Trung Quốc. Và Ô Trấn với khung cảnh cổ kính là điểm chụp Hán phục được ưa thích.
Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, hiện nay có nhiều tiệm cho thuê hán phục ở Ô Trấn (thường là sẽ tập trung nhiều ở ngoài trấn). Và khi có quá nhiều cửa hàng sẽ khó mà chọn được một tiệm ưng ý.
Các bạn có thể đi một vòng qua các tiệm, thấy tiệm nào có đồ hợp ý và chụp ảnh đẹp thì có thể thương lượng giá với người ta. Một cách khác nếu không có nhiều thời gian, là tìm kiếm các shop cho thuê Hán phục trên Xiaohongshu (nền tảng như kiều Instagram của Trung Quốc) hoặc Douyin với từ khóa “乌镇汉服”.
Do không có nhiều thời gian nên mình tìm kiếm trước trên Xiaohongshu. Việc tìm kiếm này sẽ cho mình biết được ảnh của tiệm thế nào và các khách đã dùng dịch vụ trải nghiệm như thế nào. Sau đó mình sẽ liên lạc với shop qua Wechat để đặt lịch. Và cần biết rằng sẽ có gói chụp bên ngoài và bên trong trấn. Thường thì các tiệm sẽ Chụp bên trong trấn sẽ đắt hơn do cộng thêm tiền vé vào trấn nữa. Các bạn lưu ý khoản này nhé.
Mình thuê hán phục ở tiệm Hoa Nguyệt Bạch (月花白). Tiệm này khá nổi trên Xiaohongshu, nhưng mà thực sự thì mình thấy cũng tàm tạm thôi. Style make up thì nó bị trắng như đánh bả matit (giống hệt như các bạn xem trên Tiktok). Còn chụp thì mình thấy không có tâm lắm, chụp cho xong hơi ít các địa điểm.
6. Tổng kết: Kinh nghiệm du lịch Ô Trấn Trung Quốc
6.1. Tips du lịch Trung Quốc
– Cài sẵn các ứng dụng cần thiết để có một chuyến đi Trung Quốc trọn vẹn (vì Trung Quốc sử dụng các ứng dụng khác hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới) như Alipay, Wechat, Baidu Maps. Chi tiết các ứng dụng cần thiết các bạn có thể tham khảo bài sau.
– Người Trung Quốc không sử dụng Tiếng Anh, bất kể mọi giao tiếp đều sẽ sử dụng Tiếng Trung. Cho nên nếu không biết tiếng Trung thì sẽ là một bất lợi lớn khi du lịch Trung Quốc. Tuy có các ứng dụng dịch tiếng Trung, nhưng cũng nên học một số câu giao tiếp cơ bản để thuận tiện giao tiếp với người bán hàng, lái xe công nghệ. Để tham khảo một số câu tiếng Trung thông dụng các bạn xem bài sau.
– Thay vì sim vật lý truyền thống, sử dụng e-sim tiện lợi hơn và chất lượng dịch vụ ổn định (và yên tâm vào được Facebook và Google). Các bạn có thể tham khảo các gói e-sim Trung Quốc tại link sau.
6.2. Tổng kết
Ô Trấn giống hệt như những gì mà mình từng thấy trong các bộ phim cổ trang. Một cổ trấn tiêu biểu cho giấc mộng Giang Nam. Đi về rồi mà lòng vẫn vương vấn.
Trên đây là blog Kinh nghiệm du lịch Ô Trấn tự túc của Chibikiu. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn tự tin cho chuyến hành trình đến Ô Trấn sắp tới.
Nếu cần thêm thông tin các bạn có thể tham khảo các bài viết khác trong series Du lịch Trung Quốc dưới đây:
Nếu thấy bài viết trên đây có ích, các bạn có thể giúp mình duy trì blog bằng cách nhấn vào link dưới đây nhé:
– TỔNG HỢP WEBSITE CẦN THIẾT KHI ĐI DU LỊCH –
|